Nghệ thuật thứ 7 là gì? Tìm hiểu nguồn gốc và tên gọi của nó

Tìm hiểu nghệ thuật thứ 7 là gì? Vì sao lại gọi điện ảnh là nghệ thuật thứ 7? Có ý nghĩa đặc biệt như thế nào về nguồn gốc và tên gọi này?

Với những người hoạt động trong làng giải trí chắc hẳn sẽ biết đến những cái liên quan đến nghệ thuật, và có lẽ nghệ thuật thứ 7 là cái tên gắn liền với những người làm trong ngành nghề điện ảnh.

Vậy tại sao lại xuất hiện cái tên nghệ thuật thứ 7? Nghệ thuật thứ 7 hình thành từ đâu và tại sao lại là thứ 7? Có phải các bạn đang rất tò mò không, còn chần chừ gì nữa, hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Nghệ thuật thứ 7 là gì?

Nghệ thuật thứ 7 thực chất là cái tên dùng trong làng điện ảnh. Điện ảnh là một khái niệm rộng dùng để bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động, kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim, hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và ngành công nghiệp thương mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh.

nghệ thuật thứ 7 là gì
nghệ thuật thứ 7 là gì

Điện ảnh xuất phát từ “cinéma” trong tiếng Pháp là từ rút gọn của “cinématographe”. “Cinématographe” (xuất phát từ tiếng Hy Lạp κίνημα – kínēma có nghĩa là chuyển động, còn γράφειν – gráphein có nghĩa là ghi lại) là cái tên được Léon Bouly đặt cho chiếc máy ghi lại hình ảnh của ông trong đăng ký bằng sáng chế số 219 350 năm 1892, một trong những mốc sự kiện khai sinh ra ngành điện ảnh.

Chúng ta thường quen gọi điện ảnh là môn nghệ thuật thứ bảy, nguồn gốc của tên gọi này bắt nguồn từ việc phân chia các hình thức nghệ thuật của Hegel. Sáu hình thức nghệ thuật theo quan điểm của Hegel bao gồm:

  1. Nghệ thuật thứ 1: Thơ văn
  2. Nghệ thuật thứ 2: Âm Nhạc
  3. Nghệ thuật thứ 3: Hội Họa
  4. Nghệ thuật thứ 4: Điêu Khắc
  5. Nghệ thuật thứ 5: Vũ Kịch (khiêu vũ + sân khấu)
  6. Nghệ thuật thứ 6: Kiến trúc
  7. Và sau này, khi điện ảnh được phát minh và dần trở nên phổ biến, công chúng gọi điện ảnh là môn nghệ thuật thứ 7.

Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim trình chiếu ở rạp nhằm phân biệt với phim truyền hình. Phân loại theo hình thức trình chiếu nên xuất hiện một số từ khác để gọi phim điện ảnh như “màn bạc” hay “màn ảnh lớn” để phân biệt với truyền hình, được gọi là màn ảnh nhỏ.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những bộ phim màu đầu tiên được sản xuất và đến thập niên 1950, thể loại phim màu mới bắt đầu phổ biến. Và cũng trong giai đoạn này, điện ảnh phải cạnh tranh với một phương tiện giải trí khác đang phát triển rất mạnh là truyền hình (vốn vẫn chỉ có hình ảnh đen trắng cho đến giữa thập niên 1960).

Lời kết

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết nghệ thuật thứ 7 là gì? Hiện nay, bộ môn nghệ thuật này đang ngày càng phát triển và rất phổ biến với khán giả.

Bài viết hay trên Blog

Từ khóa tìm kiếm bài viết: 7 loại hình nghệ thuật, môn nghệ thuật thứ 7, 7 bộ môn nghệ thuật

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét

Trang chủ
BROWSE ALL Have no any related posts Search Archive Not found your key word, please try another one!